Chuyển đến nội dung chính

FACEBOOK VÀ SỰ TRÌ HOÃN

Trong một nghiên cứu mới đăng tháng 11 năm 2016 của đại học Johannes Gutenberg, Đức, các nhà tâm lý học chỉ ra sự liên quan giữa facebook (fb) và việc trì hoãn công việc, học hành; thậm chí thói quen lướt fb còn làm tăng stress trong công việc, học hành và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống [1].

Fb làm chúng ta cảm thấy thỏa mãn, và việc bấm vào fb lướt newfeed mỗi ngày đã trở thành thói quen của nhiều người. Nhưng sự thực thì fb làm chúng ta trì hoãn công việc, học hành của mình, và nó không hề giúp chúng ta đạt được mục tiêu thực sự của cuộc đời.



Fb cũng khó khước từ như rượu, bia, thuốc lá hay bánh ngọt. Nghiên cứu này được thực hiện trên 354 và 355 sinh viên, tuổi trung bình ngoài 20 một chút. Kết quả báo cáo rằng 78% người tham gia sử dụng fb 6-7 ngày trên một tuần, và tổng thời gian vào fb mỗi tuần là 7.3 đến 8.5 giờ, tương đương với một ngày làm việc. Và chỉ có 9% số người tham gia thông báo họ không dùng fb để trì hoãn công việc. Đó là kết quả nghiên cứu ở Đức, một dân tộc nổi tiếng về kỉ luật, ở Việt Nam có lẽ thời gian sử dụng fb sẽ còn nhiều hơn.

Quay trở lại vấn đề tại sao chúng ta nghiện fb.

Fb cho chúng ta cảm giác thỏa mãn. Thỏa mãn khi đăng hình lên và mọi người bấm like. Thỏa mãn cái sự muốn khoe. Thỏa mãn cái sự tò mò về cuộc sống của người khác. Thỏa mãn khi người/status mình không thích bị ném đá. Cứ nhìn lại những post bị ném đá thì thấy chúng hung hãn và đông đúc như thế nào. Và chúng ta không thể phủ nhận cảm giác hài lòng của mình khi nhìn thấy “bầy đàn”, dù là mình không xuống tay comment, để không bị liệt vào hàng anh hùng bàn phím.

Khi đăng những hình ảnh hào nhoáng của bản thân, chúng ta cũng đồng thời tự huyễn hoặc về cuộc sống của mình. Lựa chọn chỉ đăng những hình đẹp khi đi chơi, đi ăn ở quán sang trọng, đi du lịch, hay chỉ những hình đẹp, rồi nhận những like, những lời khen làm bản thân mình tự cảm thấy hài lòng về cuộc sống của mình, cảm thấy cuộc sống ảo đáng sống hơn cuộc sống bộn bề thực sự. Điều này càng làm tăng số lần và khoảng thời gian ở trên fb.

Fb làm chúng ta tạm quên những cảm xúc nhàm chán của công việc đang làm. Thậm chí khi gặp vấn đề trục trặc chúng ta cũng đăng lên để tìm niềm an ủi, thường là từ những người chẳng bao giờ đồng cảm.

Tâm lý của con người theo cơ chế thưởng phạt. Chúng ta có xu hướng sẽ lặp lại những việc làm chúng ta có cảm giác thỏa mãn (thưởng –reward) [2-3]. Trong một nghiên cứu của Olds, nhà khoa học thần kinh tìm ra vùng não xử lí cảm xúc thỏa mãn, ông sử dụng một bộ kích thích để kích hoạt phần não này thì người tham gia thí nghiệm bỏ cả ăn để tiếp tục kích thích, thậm chí năn nỉ kích hoạt thêm sau khi thí nghiệm đã chấm dứt . Còn fb thì chẳng bao giờ phạt ta cả, chỉ có nút “like” thần thánh.



Kể cả việc chia sẻ những tin tức ta cảm thấy có ích cho người khác hoặc cho chính bản thân mình khi nghĩ “sau này sẽ có lúc cần”. Nhưng thực ra hơn 90% những tin chúng ta đã share ta chẳng bao giờ coi lại cả. Theo tâm lý thì việc “sẽ có lúc cần” này cho ta cảm giác là mình có ích, và một việc tốt mình làm sẽ là một “chứng chỉ đạo đức” (moral licensing) để ta tiếp tục thoải mái dùng thời gian của công việc cho fb, mà không hề còn cảm giác tội lỗi.

Tôi không phản đối việc dùng fb. Tôi đã chứng kiến cha mẹ cô dì tôi, những người hiếm khi nào cầm một cuốn sách đọc, đã đọc mọi thứ trên fb như thế nào. Fb là một cuộc cách mạng thông tin, cải thiện tình trạng đọc của mọi người. Tuy nhiên, cách tiếp cận, tiếp nhận và chọn lọc thông tin như thế nào là ở bạn. Cách sử dụng fb chỉ để lấy thông tin hay thỏa mãn bản năng là ở bạn. Tôi tin mọi người đều có thể là những người dùng thông minh.


Tham khảo:
[1] Adrian Meier, Leonard Reinecke, Christine E. Meltzer, “Facebocrastination? Predictors of using Facebook for procrastination and its effects on students well-being”, Computers in Human Behavior, Volume 64, November 2016, Pages 65-76.

[2] Berridge KC, Kringelbach ML, “ Affective neuroscience of pleasure: reward in humans and animals ”, Psychopharmacology, Volume 199, No 3,  2008, Pages 457-480.

[3] Kelly McGonagal, “The Willpower Instinct: How Self-Control Works, Why It Matters, and What You Can Do to Get More of It”, 2012, ISBN 978-1583335086.

Nhận xét

  1. Bài viết hay quá nhưng cảm giác cái kết hơi bị hụt, kiểu đọc đến cuối rồi mà không nghĩ là bài viết đã hết ý, định đọc tiếp mà hok thấy nữa :)

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết hay quá nhưng cảm giác cái kết hơi bị hụt, kiểu đọc đến cuối rồi mà không nghĩ là bài viết đã hết ý, định đọc tiếp mà hok thấy nữa :)

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chọn ngành học đại học

Với những bạn có năng khiếu, đam mê về cái gì đó từ nhỏ thì không cần phải nói tới, cứ đấu tranh để học ngành mình yêu thích thôi. Đừng tìm lí do để chối bỏ nó, chỉ khi nào đam mê đó không đủ lớn thì bạn mới dễ dàng tìm lí do để chọn một con đường khác thôi. Trong bài này mình muốn tập trung vào những bạn không biết mình thích gì, không biết chọn ngành gì cho tương lai. Mình cũng từng ở trong hoàn cảnh này 11 năm trước đây, và mình cũng từng đi làm, chán, rồi đi học, rồi chuyển ngành, cộng với những kiến thức mình tích luỹ được, hy vọng sẽ có ích cho mấy bạn lúc đang sôi sục vì thi đại học, chọn ngành, chọn trường này. Thứ nhất là phải tỉnh táo, đừng để những ngành hot lôi kéo bạn. Thời mình mới tốt nghiệp cấp 3 thì IT đang hot, ai cũng muốn học IT vì báo nói ngành này lương cao, đang thời thượng. Đi học mới biết nó đang thời thượng mà là thời thượng ở nước ngoài, ở những nơi kinh tế khá ổn định, và họ đang đầu tư mạnh vào phát triển công nghệ. Đó là thời Bill Gate dần leo lên

SỨC MẠNH CỦA THÓI QUEN TỐT

Dạo trước mình thường hay bỏ bê bản thân, bỏ bê theo kiểu nuông chiều. Mình nghĩ là mình lên lab stress, mệt mỏi lắm rồi nên mình kệ, mở tủ thấy gì mặc nấy, buổi sáng dậy ăn tạm miếng bánh xong cuống cuồng cào cái đầu, quơ cái mặt, đúng nghĩa là quơ vì lấy nước tạt tạt quơ quơ, còn k buồn lấy sữa rửa mặt, vớ cái túi (mà ngày nào cũng đựng từng ấy thứ như ngày nào) rồi chạy. Mình nghĩ đấy là nuông chiều, thương yêu bản thân mình (vì mình ứ care mấy đứa nhìn mình, mình xấu đau con mắt tụi nó chứ mình có thấy đâu mà sợ). Xong bẵng đi một thời gian mình bắt đầu thấy mệt mỏi, chán chường thật sự. Nhìn bản thân nhếch nhác, chồng con nhếch nhác, nhà cửa nhếch nhác, công việc nhếch nhác. Mình stress nặng. Mình đi gặp bác sĩ. Bác sĩ nhấn mạnh là phải tập thể dục thường xuyên, phải giữ daily routine (đại loại là thời gian biểu cố định hằng ngày) TỐT. Tra các thể loại sách báo, google, chúng nó cũng bảo yêu bản thân đi, tập thể dục đi, chăm chút cho bản thân đi. Vầng, em nghe. Thế là đi

Study abroad, 2 years in Korea

I have been in Korea for 2 years, experienced both lab life and a housewife life ;). In this blog, I almost focus on the study in Korea and only adjust a few things living here. Deciding to study in Korea, you must face many different things, i.e., culture, language, lifestyle and even thought. As other North Asian countries, Korea had had a long time being almost closed about culture, language. Korean thinks they are the highest and noble nation in the world, they don't want their children getting married to foreigner, they believe that their language is the smartest language in the world (?!?, I don't very understand the meaning of the most intelligent language). That's a reason why you cannot live well in Korea when you can't speak Korean, not many Korean can speak English. Being thinking that they are better than the rest of the world makes them not to accept us (foreigners) into their " 우리" circle if we don't speak Korean and don't appreciate