Chuyển đến nội dung chính

TÔI ĐI HỌC

Tôi đi học ở cái tuổi hàng băm. Ừ thì cái tuổi dở dở ương ương, trẻ không ra trẻ mà cũng chưa hẳn là già.

Tuổi này bạn bè ở Việt Nam đang chăm chỉ kiếm tiền, lên chức, mua nhà, nuôi con, như những con ong thợ. Còn tôi vẫn đi học, ngày hai buổi cắp sách đến trường, thỉnh thoảng đi thi, thỉnh thoảng về nhà khóc vì stress, vì mệt mỏi, vì giáo sư la...

Lâu lâu lại nghe mẹ kể họ hàng hay hàng xóm người này người kia bảo sao học lắm thế, học xong có thành ông này bà kia không?

Dạ không, học xong có cái mảnh bằng thật, nhưng chẳng là ông nào bà nào hết, vẫn lại tiếp tục làm con ong thợ, mải miết tìm kiếm chỗ đứng cho bản thân thôi.

Thực ra cái tôi học nhiều nhất trong sáu năm ở xứ người là cố gắng để hiểu bản thân mình và hiểu những người xung quanh.

Sáu năm là hơi dài cho một chương trình học. Trong sáu năm ấy tôi đổi lab 1 lần, đổi trường 2 lần. Loay hoay mãi vẫn chưa cầm được tấm bằng, mà giờ cũng chưa rõ khi nào mới cầm, một năm nữa hay hai năm nữa. Nhưng ở lần thứ 2 này tôi biết mình muốn gì, tôi biết rõ bản thân mình hơn.

Từ nhỏ lúc nào tôi cũng là học sinh giỏi, lúc nào tôi cũng điền đủ vào những ô kỳ vọng của xã hội. Tôi biết bố mẹ chẳng đòi hỏi gì ở tôi ngoài việc tôi nên người. Nhưng tôi vốn dĩ là người theo chủ nghĩa hoàn hảo. Tôi luôn luôn xung phong cầm đầu, tự mình điền vào những ô này, kể cả khi chưa biết mình là ai.

Tốt nghiệp cấp ba, tôi chọn ngành thuộc hàng cũng đỉnh lúc đó, y và viễn thông. Đậu cả hai với điểm khá cao, rồi chọn viễn thông vì tên nghe hot, với tôi sợ tôi quên kéo trong bụng bệnh nhân nếu theo ngành y. Tôi chọn ngành học theo đúng kỳ vọng của xã hội mà chính tôi lúc đó và nhiều năm về sau cũng không biết.

Lúc học đại học, tôi hoang mang, tôi chẳng bao giờ cảm thấy mình thuộc về ngôi trường xinh đẹp đầy những tán cây đó. Giữa kỳ, cuối kỳ các bạn tụ tập rất đông trên trường để học bài, còn tôi chọn lái chiếc xe cub 50 về nhà, ngủ vùi, hoặc đi chơi vớ vẩn với các bạn. Tôi chẳng hiểu mình học để làm gì.

Rồi tôi cũng tốt nghiệp đại học, đi làm, tôi vẫn chưa biết tôi là ai, tôi muốn gì. Tôi lại cắp sách đi học cao học, dù trước đó mới một năm tôi thề sống thề chết tôi sẽ không bao giờ đi học nữa. Vừa đi học vừa đi làm cũng khá cực. Nên học xong tôi lại thề sống thề chết sẽ không bao giờ đến trường nữa. Nhưng đi làm tôi vẫn không cảm thấy có động lực, mỗi ngày tôi cứ đi đi về về như một con kiến. Tôi thấy mình giống như một công nhân được trả lương cao hơn làm nhà máy một chút. Và tôi cũng không thích vòng xoáy xung quanh đồng tiền - đi làm - về nhà - đi chơi như vậy. Thế là một lần nữa, tôi lại cắp sách, lần này là sang Hàn Quốc, lại đi học.

Tôi mất hai năm ở lab đầu tiên, học về viễn thông, để nhận ra mình không thích gì ở nó. Mà không hạnh phúc thì không thể níu kéo được. Tôi nghỉ lab, dành 6 tháng để nghỉ ngơi, xem xét lại bản thân. Rồi sau đó mới chọn ngành bây giờ.

Tôi loay hoay mãi đến năm 30 tuổi mới biết mình muốn gì. Trước đó tôi rất ganh tỵ và cũng khâm phục những bạn biết mình đam mê gì từ sớm và xả thân vì nó. Tôi chỉ biết mình chọn tách ra khỏi cái mô-men vòng xoáy tiền bạc - lên chức là đúng, vì tôi biết mình không thuộc về đó. Tôi không muốn thành ông này bà kia. Tôi chỉ muốn sống có ích, đóng góp gì đó, dù là nhỏ nhoi cho cuộc sống này, vì nó đã sinh ra tôi.

Cũng nhờ nhiều lần vấp ngã, cả trong công việc và cuộc sống, rồi khóc lóc, rồi lê lết đứng dậy, rồi rụt rè bước tiếp, lâu lâu nhìn lại mình, tôi mới dần hiểu thêm về bản thân mình, hiểu thêm về con người.

Tôi hiểu tôi chỉ cần sống đúng với bản thân mình, chấp nhận những cái xấu của bản thân mình là được. Tôi không phải là người chăm chỉ, đến giờ tôi vẫn chưa chăm chỉ. Nhưng giờ tôi cố gắng làm một cái gì đó mỗi lúc một ít. Thay vì trốn tránh rồi sau đó lại trách mắng, tự gây áp lực cho bản thân.

Tôi hiểu tôi là người theo chủ nghĩa hoàn hảo (perfectionism). Tôi trì hoãn. Tôi tự trách mình hơn mỗi khi trì hoãn. Tôi tự chỉ trích bản thân mỗi khi những ô kỳ vọng xã hội kia chiếu lên tôi chưa được đánh dấu check, mỗi khi tôi chưa làm tròn nhiệm vụ của một nghiên cứu sinh, một người mẹ, và một người vợ.

Tôi cố gắng để không chỉ trích bản thân. Tôi cố gắng để làm người xấu. Tôi expose bản thân mình với việc không phải là một sinh viên tốt hay người mẹ người vợ tốt. Tôi học cách chấp nhận bản thân mà không tự trách mình. Tôi tập tận hưởng những lúc không làm gì cả mà không cần tự trách mình như hồi còn nhỏ. Và trong hành trình học để chấp nhận bản thân đó tôi học để chấp nhận cả những người quanh tôi.

Tôi cố gắng luôn nhắc nhở mình là chồng tôi cũng không phải là người hoàn hảo, anh ấy có thể đôi lúc nổi nóng với con hay quá chiều con. Tôi tự nhủ rằng giáo sư tôi cũng có nhiều áp lực nên đôi khi có trách mắng sai không cố ý. Tôi học cách chấp nhận rằng ai cũng có vấn đề của riêng họ, và cái ta cần chỉ là sự cảm thông để sống với nhau tử tế hơn mỗi ngày.

Ừ thì tôi chắc có lẽ cứ đi học cả đời, để biết nhiều hơn về chính tôi, về con người, về thế giới, và để biết ơn đời hơn mỗi ngày.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

FACEBOOK VÀ SỰ TRÌ HOÃN

Trong một nghiên cứu mới đăng tháng 11 năm 2016 của đại học Johannes Gutenberg, Đức, các nhà tâm lý học chỉ ra sự liên quan giữa facebook (fb) và việc trì hoãn công việc, học hành; thậm chí thói quen lướt fb còn làm tăng stress trong công việc, học hành và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống [1]. Fb làm chúng ta cảm thấy thỏa mãn, và việc bấm vào fb lướt newfeed mỗi ngày đã trở thành thói quen của nhiều người. Nhưng sự thực thì fb làm chúng ta trì hoãn công việc, học hành của mình, và nó không hề giúp chúng ta đạt được mục tiêu thực sự của cuộc đời. Fb cũng khó khước từ như rượu, bia, thuốc lá hay bánh ngọt. Nghiên cứu này được thực hiện trên 354 và 355 sinh viên, tuổi trung bình ngoài 20 một chút. Kết quả báo cáo rằng 78% người tham gia sử dụng fb 6-7 ngày trên một tuần, và tổng thời gian vào fb mỗi tuần là 7.3 đến 8.5 giờ, tương đương với một ngày làm việc. Và chỉ có 9% số người tham gia thông báo họ không dùng fb để trì hoãn công việc. Đó là kết quả nghiên cứu ở Đức, một dân...

Study abroad, 2 years in Korea (part 2)

It is not fair if I just talk about the bad things when studying in Korea. When I first came here, I had had never been in a foreign country before, so it was a super strange place to me, the language sounded totally different. Firstly I arrived the airport with about 40kg luggage (I almost brought all my stuff with me, maybe I thought that I went to the Mars haha). The worst thing is I could not take my suitcase from conveyor belt, the suitcase is 32kg and I weighted 40kg at that time. Big tragedy ever. And a Korean man helped me to get it, even I didn't ask anyone yet. In the airport you can leave my luggage anywhere without worrying that someone can take it. And getting to the bus, the driver always help you with your luggage with a smile and say hello to you. It warmed my heart in the coldness of that early spring (I come from a tropical country, and the temperature in Ho Chi Minh, the city I lived before that, is about 30-40 Celsius degree, almost all the time). Fortunatel...