Chuyển đến nội dung chính

RỐI LOẠN LO ÂU (ANXIETY DISORDER)

Rối loạn lo âu là bệnh thần kinh xảy ra khi người bệnh lo lắng quá mức cả về thời gian (lo âu trong thời gian dài hơn bình thường), và cường độ. Rối loạn lo âu có thể xuất hiện cùng với cơn hoảng loạn (panick attack), hoặc rối loạn cảm xúc lưỡng cực (bipolar disorder), rối loạn khí sắc (mood disorder), hay rối loạn lo âu xã hội,…

Hầu hết triệu chứng của rối loạn lo âu [1] gồm có:
• Hoảng sợ, lo lắng
• Khó ngủ
• Không thể bình tĩnh hoặc ngồi yên
• Tay hoặc chân lạnh hoặc chảy mồ hôi hoặc run rẩy
• Tim đập nhanh
• Thở gấp
• Khô miệng
• Buồn nôn
• Chóng mặt
• Căng cơ

Thường thì một khi rối loạn lo âu đã bị kích lên (triggered), người bệnh không thể kiểm soát được triệu chứng cũng như suy nghĩ nếu không có sự giúp đỡ của thuốc. Cũng như khi quả bóng bị xịt và bay ra khỏi tay ta, nó sẽ chỉ rơi xuống khi nào không còn hơi bên trong, ta không còn kiểm soát được nữa. Nghiên cứu hình ảnh não người trong rối loạn lo âu cho thấy khi triệu chứng lo âu được kích hoạt, hạch hạnh nhân (amygdala – phần xử lí sợ hãi trong não) ở trạng thái hoạt động quá mức (hyperactivity) [2].

Mình thấy rất nhiều người thân (đa phần là người chồng trong trường hợp vợ là người bệnh hoặc những người họ hàng không biết về những bệnh này) hay nói với người bệnh “tại sao lại lo lắng thái quá như vậy” hay “chỉ cần đừng nghĩ nữa thôi mà”. Nhưng thực sự người bệnh không thể tự dừng lại được, như ví dụ về trái bóng mình nói ở trên. Những chất truyền dẫn trong não nó hoạt động theo cách làm mình không kiểm soát được nữa khi bệnh đã vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể. Những trường hợp này cần sự can thiệp của thuốc.

Mình hy vọng khi biết nhiều hơn về bệnh này, mọi người sẽ quan tâm đúng mức hơn tới người bệnh là người thân của mình.

Trong môi trường học tiến sĩ áp lực ở Hàn của mình, rất nhiều bạn, cả người Hàn và sinh viên quốc tế bị rối loạn lo âu hay rối loạn cảm xúc. Nó cũng bình thường như người bị gãy chân gãy tay hay đau tim đau gan vậy.

Và mình cũng biết những bạn bị bệnh mà người thân nói “em đừng nghĩ quá lên vậy chứ”. Nói vậy cũng như nói người bị trầm cảm vui lên đi hay nói người bị gãy chân đừng đau nữa.

Và mình cũng biết những người không được ai chia sẻ khi bị bệnh, bệnh nặng lên thành trầm cảm, và đã ra đi. Vậy mà khi đi rồi vẫn có người quen nói tại sao lại ích kỉ không nghĩ cho con cái,…vv.

Lo âu hay trầm cảm nó như cục đá khóa vào đầu mà mình không có chìa khóa vậy. Nó níu mình lại với cuộc sống. Nó chỉ chực ùa lên và nhấn mình chìm nghỉm giữa dòng sông cô đơn, nếu không có ai chia sẻ với mình.

Bản thân mình cũng đang điều trị rối loạn lo âu cùng lúc với rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Đôi lúc chỉ một nguồn stress nhỏ xíu như mình nghe tin giáo sư sẽ giao thêm dự án cho mình là tay mình bắt đầu run rẩy, tim đập nhanh, mồ hôi tay túa ra. Hay kể cả khi mình viết bài này cũng là một nỗ lực. Vì mình muốn phổ biến những kiến thức về bệnh thần kinh cho mọi người. Và kế hoạch này vừa kích hoạt nguồn stress, vừa kích hoạt cảm xúc hơi hưng phấn (hypomania) trong bệnh rối loạn cảm xúc của mình. Nên mình phải vừa viết vừa cố gắng quên đi cái kế hoạch đó, kiểu như cố gắng chỉ làm thôi mà không nghĩ gì cả, vừa cố gắng thở sâu.

Mình cố gắng điều tiết suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, mình tập gym đều đặn mỗi ngày, mình mua cây về trồng rồi ngắm nó mỗi ngày, mình học tiếng hàn, mình cố gắng tiếp cận nhiều hơn với những nguồn tích cực và tránh những gì tiêu cực. Đương nhiên là mình vẫn uống thuốc đều đặn. Mình dự định sẽ tập thêm iyengar yoga và tập coherent breathing (một kĩ thuật thở đều và chậm, 5 nhịp mỗi phút) vì mới đọc một nghiên cứu tập 2 cái này tốt cho rối loạn lo âu, trầm cảm và những bệnh tương tự [3].

Ngoài cách hít thở sâu và tập suy nghĩ tích cực, tập thể dục thì mỗi lúc lên cơn lo lắng, người bệnh có thể tự tìm một phương pháp để đánh lạc hướng bộ não bằng cách làm gì đó mình thích như chơi game (với mình thì là đọc sách vui vẻ, nhẹ nhàng như sách Nguyễn Nhật Ánh chẳng hạn).

Mình may mắn có gia đình bên cạnh động viên và hỗ trợ, may mắn có nhiều bạn bè hiểu và chia sẻ. Nên mình muốn chia sẻ may mắn bằng bài viết này, mình hy vọng những gì mình học được và có ích cho mình cũng sẽ có ích cho ai đó.

Đọc thêm về rối loạn lo âu ở trang beautifulmind:
https://beautifulmindvn.com/…/roi-loan-lo-au-ky-1-chan-doa…/

Nguồn tham khảo:
[1] https://www.webmd.com/anxiety-panic/guide/anxiety-disorders
[2] https://www.intechopen.com/…/the-role-of-the-amygdala-in-an…
[3] https://www.psychologytoday.com/…/how-yoga-and-breathing-he…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

FACEBOOK VÀ SỰ TRÌ HOÃN

Trong một nghiên cứu mới đăng tháng 11 năm 2016 của đại học Johannes Gutenberg, Đức, các nhà tâm lý học chỉ ra sự liên quan giữa facebook (fb) và việc trì hoãn công việc, học hành; thậm chí thói quen lướt fb còn làm tăng stress trong công việc, học hành và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống [1]. Fb làm chúng ta cảm thấy thỏa mãn, và việc bấm vào fb lướt newfeed mỗi ngày đã trở thành thói quen của nhiều người. Nhưng sự thực thì fb làm chúng ta trì hoãn công việc, học hành của mình, và nó không hề giúp chúng ta đạt được mục tiêu thực sự của cuộc đời. Fb cũng khó khước từ như rượu, bia, thuốc lá hay bánh ngọt. Nghiên cứu này được thực hiện trên 354 và 355 sinh viên, tuổi trung bình ngoài 20 một chút. Kết quả báo cáo rằng 78% người tham gia sử dụng fb 6-7 ngày trên một tuần, và tổng thời gian vào fb mỗi tuần là 7.3 đến 8.5 giờ, tương đương với một ngày làm việc. Và chỉ có 9% số người tham gia thông báo họ không dùng fb để trì hoãn công việc. Đó là kết quả nghiên cứu ở Đức, một dân...

TÔI ĐI HỌC

Tôi đi học ở cái tuổi hàng băm. Ừ thì cái tuổi dở dở ương ương, trẻ không ra trẻ mà cũng chưa hẳn là già. Tuổi này bạn bè ở Việt Nam đang chăm chỉ kiếm tiền, lên chức, mua nhà, nuôi con, như những con ong thợ. Còn tôi vẫn đi học, ngày hai buổi cắp sách đến trường, thỉnh thoảng đi thi, thỉnh thoảng về nhà khóc vì stress, vì mệt mỏi, vì giáo sư la... Lâu lâu lại nghe mẹ kể họ hàng hay hàng xóm người này người kia bảo sao học lắm thế, học xong có thành ông này bà kia không? Dạ không, học xong có cái mảnh bằng thật, nhưng chẳng là ông nào bà nào hết, vẫn lại tiếp tục làm con ong thợ, mải miết tìm kiếm chỗ đứng cho bản thân thôi. Thực ra cái tôi học nhiều nhất trong sáu năm ở xứ người là cố gắng để hiểu bản thân mình và hiểu những người xung quanh. Sáu năm là hơi dài cho một chương trình học. Trong sáu năm ấy tôi đổi lab 1 lần, đổi trường 2 lần. Loay hoay mãi vẫn chưa cầm được tấm bằng, mà giờ cũng chưa rõ khi nào mới cầm, một năm nữa hay hai năm nữa. Nhưng ở lần thứ 2 này tôi bi...

Study abroad, 2 years in Korea (part 2)

It is not fair if I just talk about the bad things when studying in Korea. When I first came here, I had had never been in a foreign country before, so it was a super strange place to me, the language sounded totally different. Firstly I arrived the airport with about 40kg luggage (I almost brought all my stuff with me, maybe I thought that I went to the Mars haha). The worst thing is I could not take my suitcase from conveyor belt, the suitcase is 32kg and I weighted 40kg at that time. Big tragedy ever. And a Korean man helped me to get it, even I didn't ask anyone yet. In the airport you can leave my luggage anywhere without worrying that someone can take it. And getting to the bus, the driver always help you with your luggage with a smile and say hello to you. It warmed my heart in the coldness of that early spring (I come from a tropical country, and the temperature in Ho Chi Minh, the city I lived before that, is about 30-40 Celsius degree, almost all the time). Fortunatel...