Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐÃ ĐI ĐẾN ĐÂU?

Google từ khoá “trí tuệ nhân tạo” sẽ ra hơn 30 triệu kết quả và dẫn đầu là những trang với tựa như “nguy cơ trí tuệ nhân tạo thao túng con người” hay “trí tuệ nhân tạo đã đạt đến trình độ sáng tác ngôn ngữ mới khiến con người ‘như vịt nghe sấm’ “. Nghe cứ như năm sau là các robot trong The terminator sẽ đến bắt con người làm nô lệ cho chúng vậy. Rốt cuộc trí tuệ nhân tạo là gì và nó đã phát triển đến đâu? Theo wiki thì trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là trí tuệ được biểu diễn bằng bất kì một hệ thống nhân tạo nào. Thực ra để đạt được tầm trí tuệ nhân tạo toàn diện (general AI) như trong các bộ phim viễn tưởng về AI – có thể kể đến như The terminator, Ex Machina, Her, v.v… – thì chặng đường còn rất xa. Hiện nay các nghiên cứu khoa học mới nhất về trí tuệ nhân tạo chỉ dừng ở chơi cờ, chơi game, nhận diện khuôn mặt, dự đoán giá cả, nhận diện đối tượng trong hình, đặt tên cho hình (caption), chẩn đoán bệnh, v.v… – nói chung là những tác vụ rời rạc. Nghĩa là AI hiện
Các bài đăng gần đây

SỐNG TRONG GIA ĐÌNH NHIỀU THẾ HỆ, NÊN HAY KHÔNG?

Đi ngược với sự trở lại của gia đình đa thế hệ ở các nước phương tây, ngày càng có nhiều gia đình nhỏ ở Việt Nam muốn được tách riêng, thoát ly khỏi sự ảnh hưởng của bố mẹ, ông bà (nhà chồng hoặc nhà vợ). Chúng ta có thể lí giải thế nào về sự khác biệt này? Và ưu nhược điểm của mô hình gia đình đa thế hệ ở mỗi nền văn hoá là gì? Sau thế chiến thứ 2, ở Mỹ và nhiều nước phương tây, xu hướng sống độc lập dần trở nên phổ biến. Cho đến năm 1980, số gia đình đa thế hệ ở Mỹ giảm xuống thấp nhất trong lịch sử, chỉ chiếm 12% tổng số dân số Mỹ, so với năm 1940 là 25% – giảm một nửa (số liệu: Pew Research, 2016). Thực tế và nghiên cứu đã chứng minh những người sống độc lập có khả năng thành công cao hơn những “em bé người lớn” ba bốn mươi tuổi vẫn dựa dẫm vào cha mẹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng trẻ em sống cùng với mẹ đơn thân và ít nhất một ông/bà đạt kết quả học tập ở trường tốt hơn các em sống cùng cha mẹ nhưng không có ông/bà ở cùng. Đặc biệt, những em sống chung n

NEUROPLASTICITY (KHẢ BIẾN THẦN KINH) VÀ NHÂN SINH QUAN

Các vùng vỏ não đã từng được gán cố định cho một chức năng thần kinh nhất định (localization), ví dụ như fusiform face area, một vùng nhỏ bên não phía sau tai, là để nhận diện khuôn mặt, vùng thị giác visual area V4, V5 để xử lí tín hiệu đưa từ mắt. Tuy nhiên, cho đến những năm 1960, thiết bị để nhìn cho người mù bẩm sinh của Paul Bach-y-Rita đã thay đổi cách nhìn nhận của giới khoa học về bộ não, đồng thời khái niệm neuroplasticity dần dần được chấp nhận và đưa vào nghiên cứu rộng rãi. Bắt nguồn từ một thí nghiệm cho thấy vùng não xử lí hình ảnh của con mèo còn xử lí cả âm thanh và xúc giác, Bach-y-Rita đã chú ý đến neuroplasticity và thực hiện nhiều nghiên cứu liên quan. Bên cạnh thiết bị giúp cho người mù bẩm sinh có thể nhìn, Bach-y-Rita còn thiết kế nhiều thiết bị trợ giúp trong y tế khác như thiết bị đóng vai trò như một tuyến yên nhân tạo để giúp cho những người chức năng giữ cân bằng của tuyến yên không hoạt động, hay găng tay có thể cảm nhận được dành cho các phi hành gia..

KHÔNG AI THỰC SỰ NGHĨ VỀ BẠN CẢ

Khi mình xem những cuộc “bàn phím đấu” trên mạng xã hội mình thấy thường hai phe chẳng ai nghe ai cả. Mỗi người chỉ muốn nói lên ý kiến của mình và thuyết phục người khác rằng mình đúng. Và “người khác” cũng tương tự. Rốt cuộc là không ai nghe ai, ai cũng chỉ muốn hét lên ý của mình. Vậy thôi. Khoa học cũng đã chứng minh là không ai thực sự nghĩ về bạn cả. Trong một nghiên cứu, Tamir và Mitchell ở trường Harvard [1] đã chỉ ra rằng mọi người luôn dùng những trải nghiệm, cách nhìn của mình để suy bụng người khác . Tương tự như câu “suy bụng ta ra bụng người” mà ông bà ta vẫn nói. Ví dụ như khi bạn nhìn thấy một người mặc áo croptop khoe cả ngấn bụng mỡ bạn thấy thật là lố bịch. Vì bản thân bạn không thích mỡ bụng, bạn sẽ không khoe cái bụng mỡ ra như vậy. Nhưng cô gái ấy lại tự tin về cơ thể của cô ta (dù cổ có nhiều ngấn mỡ bụng). Một ví dụ khác thường thấy là các bà mẹ nội trợ thường xuyên theo dõi và đọc những bài đòi hỏi nữ quyền hay những bài về các ông chông yêu vợ và tâm lý

MÌNH HỌC GÌ TỪ JIMJILBANG (찜질방)

Jimjilbang là cái nhà tắm. Mà cái nhà tắm này là nhà tắm công cộng, ai coi phim hàn chắc cũng biết. Vô đó nghe đồn là phải quấn khăn ủ tóc kiểu chú cừu kute (mình hổng biết quấn kiểu này), ăn mì, ăn trứng luộc xì dầu của hàn mà phải đập trứng lên đầu (đập thử rồi, đau xí bà mà trứng hổng bể). Nhiu đó chắc là nổi tiếng về jimjilbang mà mọi người ở Việt Nam biết. Còn bí ẩn đằng sau mà không phải ai cũng biết là ai vô đó cũng phải nút đừ (nude - khoả thân) 100%. Bước từ phòng thay đồ ra là trên người chỉ còn mỗi cái khăn nhỏ xíu như cái khăn lau mặt ở nhà mình. Đó, làm gì làm  :) ))). Mấy lần đi đầu tiên mình cũng ngại ngùng, lấy cái khăn nhỏ xíu đó che khúc bánh bao chiều bên trên với khúc rừng amazon bên dưới, ngờ đâu nó k che hết nhiu đó, ác! Đành chỉ che phần dưới thôi vậy (được ưu tiên đó nha hahaha). Ngại ơi là ngại. Ngại không phải vì khoe bánh bao mà ngại vì bánh bao không có đủ để khoe  🤫 🤫 . Ngại mà lì vẫn đi, 1 phần vì thấy lạ nên thích thú, một phần vì tắm đã, mấy cái

SỨC MẠNH CỦA THÓI QUEN TỐT

Dạo trước mình thường hay bỏ bê bản thân, bỏ bê theo kiểu nuông chiều. Mình nghĩ là mình lên lab stress, mệt mỏi lắm rồi nên mình kệ, mở tủ thấy gì mặc nấy, buổi sáng dậy ăn tạm miếng bánh xong cuống cuồng cào cái đầu, quơ cái mặt, đúng nghĩa là quơ vì lấy nước tạt tạt quơ quơ, còn k buồn lấy sữa rửa mặt, vớ cái túi (mà ngày nào cũng đựng từng ấy thứ như ngày nào) rồi chạy. Mình nghĩ đấy là nuông chiều, thương yêu bản thân mình (vì mình ứ care mấy đứa nhìn mình, mình xấu đau con mắt tụi nó chứ mình có thấy đâu mà sợ). Xong bẵng đi một thời gian mình bắt đầu thấy mệt mỏi, chán chường thật sự. Nhìn bản thân nhếch nhác, chồng con nhếch nhác, nhà cửa nhếch nhác, công việc nhếch nhác. Mình stress nặng. Mình đi gặp bác sĩ. Bác sĩ nhấn mạnh là phải tập thể dục thường xuyên, phải giữ daily routine (đại loại là thời gian biểu cố định hằng ngày) TỐT. Tra các thể loại sách báo, google, chúng nó cũng bảo yêu bản thân đi, tập thể dục đi, chăm chút cho bản thân đi. Vầng, em nghe. Thế là đi

LÀM SAO ĐỂ HẠNH PHÚC?

Hạnh phúc không phải là một thứ mà chúng ta có thể mua, theo đúng nghĩa bóng và nghĩa đen. Tiền nhiều chưa chắc mình cảm thấy hạnh phúc. Thật nhiều tiền thì có thể  🤣 . Đùa thôi chứ theo như nghiên cứu khoa học thì mức độ hạnh phúc của con người không tỷ lệ tuyến tính theo số tiền chúng ta có. Chúng ta chỉ cảm thấy hạnh phúc HƠN khi chúng ta có ít nhất 5 triệu đô (hơn 100 tỷ đồng) trong số dư tài khoản tiết kiệm (không tính tiền kinh doanh hay bất động sản). Với số tiền đó thì một người đã cảm thấy an toàn về tương lai của mình rồi. Và là HƠN thôi chứ không phải là hoàn toàn nhé. Người giàu cũng có những áp lực tài chính kiểu giàu, và những vấn đề cá nhân khác. Mà lỡ đâu mình không thể giàu nổi thì thôi mình phải an phận tìm cách khác để hạnh phúc vậy. Vậy thì làm sao để hạnh phúc? 🌸  Tâm lý học hiện đại đưa ra định nghĩa hạnh phúc là một trạng thái của tinh thần, không phải là mãi mãi, cũng như buồn, phấn khích, hay thất vọng. Nó đến rồi đi, như trời mưa với nắng. 🌸  Như