Chuyển đến nội dung chính

Review sách nuôi dạy con

Mẹ Jin đã đọc qua vài cuốn sách nuôi dạy con nên sẽ review và tóm tắt ý chính hoặc triết lý của sách cho mẹ nào quan tâm đến việc chọn sách dạy con nhé. Mẹ Jin cũng còn mê ăn, mê ngủ, bận tăng cân nên chỉ đọc có mấy cuốn thôi, review tạm khi nào đọc thêm thì viết thêm 😜. Ban đầu tính là review nguyên 1 bầy mà mới 1 cuốn đã dài thấy mje rồi nên thôi chơi nhìu cháp hén. Bị cái mẹ Jin ham hố nên ngoài review thì còn bonus ý kiến, cảm quan cá nhân nữa. Ai thấy dài quá thì next ha 😂.

Đầu tiên là cuốn “Con nghĩ đi mẹ không biết” của chị Thu Hà - mẹ Xu Sim. Cuốn này mình cho lên đầu danh sách k những vì triết lí dạy con hay, thực tế mà nó xuyên suốt từ lúc mới sinh con cho đến lúc đối mặt với những vấn đề khi con ở tuổi teen. Cá nhân mình thấy cuốn này rất phù hợp với tâm lý hoang mang của các ba mẹ nuôi dạy con ở Việt Nam. Từ việc cho con ăn, rồi cân nặng của con lúc bé cho đến việc chọn trường cho con khi con lớn hơn.

Theo tác giả thì đừng ép con ăn, hãy để con được tận hưởng một bữa ăn ngon và theo nhu cầu của con. Mình đồng ý hoàn toàn với quan điểm này. Chẳng ai thích khi bị ép cả, ép nhiều còn làm con dị ứng, gây biếng ăn cho con. Việc của ba mẹ là nấu cho con 1 bữa ăn ngon, còn chọn ăn gì và ăn bao nhiêu là việc của con. Riêng để nấu bữa ăn ngon là mệt đuối rồi nên đừng dành làm luôn cả việc của con : ). Còn con mập ốm là do tạng người của con, ốm mà lanh lợi, thông minh còn hơn mập ú ù lì. Này nhé, con mập hơn thì sẽ lười vận động thì não cũng sẽ kém phát triển hơn. Vận động là tiền đề để não phát triển ở trẻ em mà. Mấy bạn bé mà có lỡ tr òn trịa thì ba me chịu khó tạo niềm vui cho mấy bạn chơi, nghịch đi để mấy bạn vừa khoẻ mạnh vừa thông minh nè. Túm lại là quẳng cái cân đi mà vui sống với con, enjoy cùng con, để con mê mình trước khi mê bạn bè, chơi bời, đủ thứ ngoài xã hội.

Tiếp theo là việc học hành của con, dạy dỗ con. Ba mẹ vẫn là người đóng vai chính trong giáo dục con cái, cả vai thiện lẫn vai ác 😂. Không có trường lớp thầy cô nào thay thế vai trò của ba hay mẹ được. M nhớ m ấn tượng lúc học lớp 2 thì phải, lúc đó m thích vẽ vời lắm, cái m vẽ, vẽ xong bố m hỏi là con vẽ con chó hay con mèo thế, thế là m kết luận luôn là m k có năng khiếu vẽ vời, nghỉ vẽ, và nhớ tới giờ luôn. Đó, thấy vai trò của ba mẹ ghê hem? Đậu phộng đề hơi xa rồi, túm lại là ai trong chúng ta cũng đã đi học, và cũng đã thấy là trường lớp chỉ có dạy ta làm toán, chép văn mẫu, còn ta nên người k hề nhờ môn giáo dục công dân mà chủ yếu là nhờ ba mẹ, bạn bè, hàng xóm (con nhà người ta). Túm lại là ba mẹ phải khéo léo trong cách nói chuyện, cư xử, dạy dỗ con. Trong cuốn sách này có rất nhiều dẫn chứng tác giả lấy từ thực tế hàng ngày của 3 mẹ con. Cách chị để đứa con gái tuổi teen tập yêu, tập buồn, tập chia sẻ với nhau và tâm sự với mẹ ra sao. Thay vì đâm đầu đi kiếm tiền cho con đi học trường tốt hay đi du học thì ba mẹ có thể hạ tiêu chuẩn đó xuống và tăng thời gian của mình dành cho con.

Sau ba mẹ thì trường học, môi trường sống của con cũng quan trọng nè. Nhà thì chọn khu nào con có thể chạy nhảy vui chơi, gần công viên gì đó, ở xa xa ngoại ô con đi xe đạp đi học càng tốt. Trường cũng zị, theo m là bỏ qua mấy trường nhồi nhét học quá đi. Con có một tuổi thơ thôi mà, cho con chơi với, học dốt dốt ra con vẫn đi làm, kiếm tiền được, vẫn sống tốt như ai mà. Nhân tiện m thích cái triết lý để con thèm học của chị Hà, con điểm thấp tự biết xấu hổ rồi học, la nó nó chán thêm, khỏi học luôn. Bởi ta nói, ăn ở với mấy ông nhỏ, bà nhỏ đó là phải khéo, la cũng phải khéo, dạy cũng phải khéo, làm ba làm mẹ biết bao cái phải học ha. Hồi nhỏ m may mắn ở tỉnh nên hông có bị nhồi nhét, ăn rồi đi chơi không, đọc biết bao nhiêu là tiểu thuyết, sách văn học cổ điển. Đọc nhiều k phải là để giỏi văn mà là để học hỏi văn hoá, mở rộng đầu óc mình ra, để tưởng tượng, nhiều lợi ích lắm. 

Túm lợi là đọc sách và đi chơi coi nó k có sang mấy (ít tốn tiền) zị chớ mà nhiều lợi ích lắm à. Chơi với hàng xóm, bạn bè để con tập làm quen với mô hình xã hội nè, rồi cách giải quyết tranh chấp, giải quyết vấn đề...Bởi zị chắc sau này mẹ Jin kiếm chỗ nào ven ven, hàng xóm tối lửa tắt đèn chạy qua chạy lại, mượn hộp quẹt, xin miếng dầu ở. Cho Jin đi học ít ít thôi còn để dành tiền hè cho đi chơi, tết về thăm ông bà.


Zị ha, tập sau mẹ Jin sẽ review tới sách của Ibuka Masaru và phương pháp Montessori, mẹ Jin cũng thích mấy cuốn này lắm lắm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chọn ngành học đại học

Với những bạn có năng khiếu, đam mê về cái gì đó từ nhỏ thì không cần phải nói tới, cứ đấu tranh để học ngành mình yêu thích thôi. Đừng tìm lí do để chối bỏ nó, chỉ khi nào đam mê đó không đủ lớn thì bạn mới dễ dàng tìm lí do để chọn một con đường khác thôi. Trong bài này mình muốn tập trung vào những bạn không biết mình thích gì, không biết chọn ngành gì cho tương lai. Mình cũng từng ở trong hoàn cảnh này 11 năm trước đây, và mình cũng từng đi làm, chán, rồi đi học, rồi chuyển ngành, cộng với những kiến thức mình tích luỹ được, hy vọng sẽ có ích cho mấy bạn lúc đang sôi sục vì thi đại học, chọn ngành, chọn trường này. Thứ nhất là phải tỉnh táo, đừng để những ngành hot lôi kéo bạn. Thời mình mới tốt nghiệp cấp 3 thì IT đang hot, ai cũng muốn học IT vì báo nói ngành này lương cao, đang thời thượng. Đi học mới biết nó đang thời thượng mà là thời thượng ở nước ngoài, ở những nơi kinh tế khá ổn định, và họ đang đầu tư mạnh vào phát triển công nghệ. Đó là thời Bill Gate dần leo lên

SỨC MẠNH CỦA THÓI QUEN TỐT

Dạo trước mình thường hay bỏ bê bản thân, bỏ bê theo kiểu nuông chiều. Mình nghĩ là mình lên lab stress, mệt mỏi lắm rồi nên mình kệ, mở tủ thấy gì mặc nấy, buổi sáng dậy ăn tạm miếng bánh xong cuống cuồng cào cái đầu, quơ cái mặt, đúng nghĩa là quơ vì lấy nước tạt tạt quơ quơ, còn k buồn lấy sữa rửa mặt, vớ cái túi (mà ngày nào cũng đựng từng ấy thứ như ngày nào) rồi chạy. Mình nghĩ đấy là nuông chiều, thương yêu bản thân mình (vì mình ứ care mấy đứa nhìn mình, mình xấu đau con mắt tụi nó chứ mình có thấy đâu mà sợ). Xong bẵng đi một thời gian mình bắt đầu thấy mệt mỏi, chán chường thật sự. Nhìn bản thân nhếch nhác, chồng con nhếch nhác, nhà cửa nhếch nhác, công việc nhếch nhác. Mình stress nặng. Mình đi gặp bác sĩ. Bác sĩ nhấn mạnh là phải tập thể dục thường xuyên, phải giữ daily routine (đại loại là thời gian biểu cố định hằng ngày) TỐT. Tra các thể loại sách báo, google, chúng nó cũng bảo yêu bản thân đi, tập thể dục đi, chăm chút cho bản thân đi. Vầng, em nghe. Thế là đi

Study abroad, 2 years in Korea

I have been in Korea for 2 years, experienced both lab life and a housewife life ;). In this blog, I almost focus on the study in Korea and only adjust a few things living here. Deciding to study in Korea, you must face many different things, i.e., culture, language, lifestyle and even thought. As other North Asian countries, Korea had had a long time being almost closed about culture, language. Korean thinks they are the highest and noble nation in the world, they don't want their children getting married to foreigner, they believe that their language is the smartest language in the world (?!?, I don't very understand the meaning of the most intelligent language). That's a reason why you cannot live well in Korea when you can't speak Korean, not many Korean can speak English. Being thinking that they are better than the rest of the world makes them not to accept us (foreigners) into their " 우리" circle if we don't speak Korean and don't appreciate