Chuyển đến nội dung chính

Review sách của Ibuka Masaru: "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn"


Mẹ Jin vừa nộp bài thi cuối kì môn cognitive neuroscience xong là ngồi lục cục gõ review sách liền nè, sách giáo dục con giúp giải tỏa căng thẳng cho mẹ Jin, chứ não mẹ Jin xoắn với cái mớ não trái, não phái, não trước não sau đó roài .

Quay lại với sách nè, 2 cuốn này hot lắm, theo kiểu must have khi đọc về sách giáo dục sớm á.

Thú thực là lúc đầu mẹ Jin cũng hoang mang về chuyện có nên tập con tự ngủ này kia không lắm, vì nghe đồn là tập tự ngủ cho con tự lập nè, mẹ nhàn, con ngoan nè, nghe zị ai không ham. Mà hồi nghỉ sinh mẹ Jin rảnh lắm, vì có bà nội, bà ngoại, ba Jin phụ chăm Jin, mẹ Jin quởn nên đọc mấy cuốn nhằm mai mốt đè Jin ra dạy đó, giờ đỡ nhiều rồi :))). Mà trong cuốn Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn, bác Ibuka có bảo là lúc con sơ sinh hơi ấm, tình yêu của cha mẹ rất quan trọng cho sự phát triển sau này của Jin, cứ ôm ấp, nuông chiều con đi, mẹ Jin nghe thấy có lí nên quăng hết sách vở, lí thuyết, quay qua ôm Jin ngủ liền. Thôi chuyện tự ngủ này nói sau, có cả 2 trường phái đối lập nhau trong nghiên cứu tâm lý về cái này nữa, mẹ Jin có đọc qua rồi mà để từ từ nói, lang mang quá mệt.

Cuốn này nhấn mạnh việc giáo dục con từ 0 đến 6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn 0 đến 3 tuổi. Giai đoạn này được cho là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của não bộ con người. Dừng lại ở đây xí nha. Về mặt khoa học thần kinh (neuroscience) mà nói, đúng là giai đoạn này là giai đoạn thể tích não tăng nhiều nhất (em bé 2 tuổi thể tích não đạt khoảng 80% so với lúc trởng thành), liên kết não (hay là chất xám) hình thành nhiều nhất, nhưng đừng vì vậy mà nhồi nhét con nha các mẹ các ba. Nghĩ đi, từ 1 tờ giấy trắng, k biết gì, đến 6 tháng con đã quen mặt mẹ cha, như Jin giờ thì gầm gừ, la vô mặt mẹ cha và bà ngoại khi k đúng ý :))), rồi đến 2 tuổi con đã học được bao nhiêu thứ xung quanh, k tăng thể tích, k tăng chất xám sao được.

Bao nhiêu thứ phải học vậy mà còn bắt con học chữ, học số, rồi cả BỊT MẮT để NHÌN (http://afamily.vn/kich-hoat-nao-giu...) :((((. Ba mẹ ngày xưa đi học thấy sao mà bắt con học hoài zị? Mình không thích Gleen Domann là vậy. Dắt con đi công viên, sang thì đi Đà Lạt, vô vườn thực vật nào đó, mà hông có tiền đi ĐL thì dắt con vô siêu thị, vừa mát vừa vui, vô hàng rau trái, chỉ con phân biệt rau này rau kia, trái này trái kia cũng là học zị. Biết bao nhiêu thứ hay lạ với con sờ được ngửi được sao không chỉ, cớ sao giơ cái thẻ có cái hình với cái chữ cho con coi chi :D.

Giáo dục sớm trong sách của Ibuka nhấn mạnh việc cho con tiếp cận với cái hay, cái đẹp từ sớm để hình thành tâm hồn, chân thiện mỹ cho con. Cho con nghe nhạc hay nè (hay theo nghĩa đa số trên thế giới chấp nhận hay đi, giao hưởng, những bản greatest ballads như I will always love you, dạ cổ hoài lang này kia cho chắc, chứ cho nghe nhạc tân thời mốt trend nó thay đổi mấy đứa nhỏ dí theo k kịp tội nó kkk), rồi dắt con đi đâu đó ngắm cảnh đẹp nè, rồi ngắm tranh đẹp, cho con thấy trời tranh mà cũng vẽ thiên nhiên đẹp y chang thiệt hay chưa kìa,... Nghĩ lại hồi nhỏ có cái catsette cùi cùi của bố mà mình hên, hồi đó 2 đứa (mẹ Jin và cô Tèo của Jin) suốt ngày kiếm mấy bản trên MTV (Celine Dion, Boyzone, Westlife, BSB, Alicia Key,...), rồi kiếm lyrics nghêu ngao hát theo mà sau học tiếng anh đỡ bỡ ngỡ. Rồi mẹ Jin ở trên núi mà, tối ngày đi chơi đồi thông, đi suối, bắt sâu nè, rồi mẹ Jin hay đọc tiểu thuyết nữa nên tự thấy trí tưởng tượng cũng bay bổng, đầu óc cũng mơ mộng, cởi mở lắm :P.

Ibuka còn nhấn mạnh vai trò của ba mẹ trong việc giáo dục con cái. Con cái nó nhìn vô ba mẹ nó học theo mà, ba mẹ mà ôm điện thoại facebook miết thì đừng thắc mắc sao con nó thích ở trên thế giới ảo hơn thế giới thiệt, thắc mắc sao nó không nói chuyện tâm sự, tương tác với mình. Ba mẹ không cần cố gắng hoàn hảo để là tấm gương cho con mà hãy cùng con cốgắng, cho con biết là chẳng ai hoàn hảo, phải chấp nhận là mình cũng sai, cũng vấp ngã, hãy cho con thấy ba mẹ cố gắng, nỗ lực như thế nào nè. Chứ để lớn nó mới vấp ngã, mới thất bại thì cũng khó cho con để mà chấp nhận, rồi thì để đứng dậy tốn nhiều thời gian của con lắm.

Quay lại chuyện não phát triển nhanh nhất lúc nhỏ thì Ibuka hay nhắc đến chuyện từ nhỏ cho đi học đàn, học múa này kia. Ý là tầm 2-3 tuổi mà cho đi học thì con sẽ học rất nhanh. Mình cũng nghĩ vậy. Có điều kiện thì cứ cho con đi học, nhưng hãy để con học bằng niềm vui nhé các mẹ, con thích cái gì học cái đó, chịu khó quan sát con, tìm ra sở thích, thế mạnh của con để giúp con phát triển về sau. Triết lí nuôi con của mình là cứ cho con thử cái này cái kia, thấy con thích cái gì thì học tiếp cái đó, chỉ cần con là em bé hạnh phúc, tò mò, hay tìm tòi, học hỏi chứ k cần giỏi giang. Giỏi giang là quy chuẩn của xã hội mà, có vùng nói thế này là giỏi giang, qua chỗ khác lại bảo vậy mà giỏi gì. Mặc dù kì vọng được cho là góp phần lớn để shape (rèn luyện, hình thành,...) nên một con người nhưng hãy khuyến khích con để con tự kỳ vọng và định hình mơ ước của chính mình chứ đừng áp đặt con.

Đúng là nuôi con là quá trình ba mẹ học hỏi và hoàn thiện mình nhỉ. Nói tới nói lui thì thấy ba mẹ phải thế này thế kia, phải khéo, phải biết cách khuyến khích, phải kiếm tiền dắt con đi coi hòa nhạc, triển lãm tranh, đi du lịch :)))). Là người lớn ở cái thời tỷ lệ trẻ trầm cảm cao phải chịu khó thôi kkk. Bữa đọc bài báo về bạn học sinh người Mỹ gốc Việt giỏi, hiền, ngoan, vui tính, bạn bè, thầy cô yêu mến trầm cảm đến tự tử mà nhất quyết dấu vì không muốn được giúp đỡ mà thấy buồn ghê. Thôi thì để ba mẹ học giùm phần con vậy.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chọn ngành học đại học

Với những bạn có năng khiếu, đam mê về cái gì đó từ nhỏ thì không cần phải nói tới, cứ đấu tranh để học ngành mình yêu thích thôi. Đừng tìm lí do để chối bỏ nó, chỉ khi nào đam mê đó không đủ lớn thì bạn mới dễ dàng tìm lí do để chọn một con đường khác thôi. Trong bài này mình muốn tập trung vào những bạn không biết mình thích gì, không biết chọn ngành gì cho tương lai. Mình cũng từng ở trong hoàn cảnh này 11 năm trước đây, và mình cũng từng đi làm, chán, rồi đi học, rồi chuyển ngành, cộng với những kiến thức mình tích luỹ được, hy vọng sẽ có ích cho mấy bạn lúc đang sôi sục vì thi đại học, chọn ngành, chọn trường này. Thứ nhất là phải tỉnh táo, đừng để những ngành hot lôi kéo bạn. Thời mình mới tốt nghiệp cấp 3 thì IT đang hot, ai cũng muốn học IT vì báo nói ngành này lương cao, đang thời thượng. Đi học mới biết nó đang thời thượng mà là thời thượng ở nước ngoài, ở những nơi kinh tế khá ổn định, và họ đang đầu tư mạnh vào phát triển công nghệ. Đó là thời Bill Gate dần leo lên

SỨC MẠNH CỦA THÓI QUEN TỐT

Dạo trước mình thường hay bỏ bê bản thân, bỏ bê theo kiểu nuông chiều. Mình nghĩ là mình lên lab stress, mệt mỏi lắm rồi nên mình kệ, mở tủ thấy gì mặc nấy, buổi sáng dậy ăn tạm miếng bánh xong cuống cuồng cào cái đầu, quơ cái mặt, đúng nghĩa là quơ vì lấy nước tạt tạt quơ quơ, còn k buồn lấy sữa rửa mặt, vớ cái túi (mà ngày nào cũng đựng từng ấy thứ như ngày nào) rồi chạy. Mình nghĩ đấy là nuông chiều, thương yêu bản thân mình (vì mình ứ care mấy đứa nhìn mình, mình xấu đau con mắt tụi nó chứ mình có thấy đâu mà sợ). Xong bẵng đi một thời gian mình bắt đầu thấy mệt mỏi, chán chường thật sự. Nhìn bản thân nhếch nhác, chồng con nhếch nhác, nhà cửa nhếch nhác, công việc nhếch nhác. Mình stress nặng. Mình đi gặp bác sĩ. Bác sĩ nhấn mạnh là phải tập thể dục thường xuyên, phải giữ daily routine (đại loại là thời gian biểu cố định hằng ngày) TỐT. Tra các thể loại sách báo, google, chúng nó cũng bảo yêu bản thân đi, tập thể dục đi, chăm chút cho bản thân đi. Vầng, em nghe. Thế là đi

Study abroad, 2 years in Korea

I have been in Korea for 2 years, experienced both lab life and a housewife life ;). In this blog, I almost focus on the study in Korea and only adjust a few things living here. Deciding to study in Korea, you must face many different things, i.e., culture, language, lifestyle and even thought. As other North Asian countries, Korea had had a long time being almost closed about culture, language. Korean thinks they are the highest and noble nation in the world, they don't want their children getting married to foreigner, they believe that their language is the smartest language in the world (?!?, I don't very understand the meaning of the most intelligent language). That's a reason why you cannot live well in Korea when you can't speak Korean, not many Korean can speak English. Being thinking that they are better than the rest of the world makes them not to accept us (foreigners) into their " 우리" circle if we don't speak Korean and don't appreciate